TẢI TRỌNG KỆ TRUNG TẢI NÓI RIÊNG VÀ CÁC NGÀNH KHÁC

TẢI TRỌNG KỆ TRUNG TẢI NÓI RIÊNG VÀ CÁC NGÀNH KHÁC

Kệ Trung Tải được sử dụng phổ biến cho các kho chứa hàng ở tại các nhà máy, nhà xưởng, khu chế xuất, khu công nghiệp với nhiều chủng loại khác nhau có tải trọng trung bình từ 200 - 1000kg/tầng, chiều dài tương ứng từ 1-3m lắp ráp nhiều tầng. Khung chân sử dụng chân omega dập lỗ. Từ các bộ phận trên được liên kết lại bằng bu-lông, ốc vít để tạo thành chiếc kệ hoàn chỉnh.\

Tiêu chí về tải trọng cho Kệ Trung Tải

  • Lựa chọn kích thước, độ dày phải phù hợp với trọng tải của hàng hóa tùy thuộc vào mức độ lưu trữ hàng hóa sẽ chọn dùng loại kệ phù hợp.
  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của cục đo lường chất lượng.
  • Độ võng chịu lực theo chuẩn đo hệ số vượt tải khi thử là: n = 1.2.
  • Kiểm tra nhiều chỉ tiêu như thanh beam, chân trụ. Tất cả các chỉ tiêu thử đều đạt( độ võng cho phép của beam L/200 = 15mm, thử tải độ võng 5-7mm).

Gần đây các doanh nghiệp nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trong nước đã nhận thấy tính hiệu quả của việc sử dụng kệ trung tải cho mục đích chứa hàng với các ưu điểm sau:

+ Kho hàng hóa được bố trí một cách ngăn nắp gọn gàng theo mẫu mã, kích thước hoặc màu sắc. Nhờ đó việc quản lý kho làm cho công việc xuất nhập rất thuận tiện cho doanh nghiệp.

+ Tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể thay vì phải thuê mặt bằng kho có diện tích lớn.

+ Hàng hóa không bị hư hỏng bởi sự tác động bên ngoài do bị ẩm ướt bảo đảm an toàn hầu như tuyệt đối.

+ Sản phẩm nhờ có lớp sơn tĩnh điện nên khó bị gỉ sét và được sử dụng kéo dài tầm 10 – 20 năm.

Tải trọng công trình thiết kế

Tải trọng thường xuyên (gọi là TĨNH TẢI) là tải trọng tác dụng trong suốt thời gian thi công và sử dụng công trình. Trọng lượng bản thân của các loạikết cấu, áp lực đất, áp lực nước, các vách ngăn cố định, v.v... Để xác định tải trọng thường xuyên ta cần phải phân tích từng lớp cấu tạo cụ thể của bộ phận kết cấu đó, rồi lập ra bảng tính cho từng loại kết cấu.
Tải trọng tạm thời (còn gọi là HOẠT TẢI) chỉ xuất hiện trong một thời điểm nào đó trong quá trình thi công hoặc sử dụng công trình, sau đó giảm dần hoặc mất hẳn. Tuỳ theo thời gian tồn tại, người ta phân tải trọng tạm thời thành ba nhóm: 

+ Tải trọng tạm thời tác dụng lâu dài (dài hạn): Trọng lượng thiết bị, vật liệu chứa…

+ Tải trọng tạm thời tác dụng ngắn hạn: Trọng lượng người, xe máy thi công, tải trọng gió, áp lực sóng…

+ Tải trọng tạm thời đặc biệt: Xuất hiện trong trường hợp rất đặc biệt khi thi công hoặc khi sử dụng công trình (động đất, sự cố công trình…)

Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán

Tải trọng tác dụng lên công trình được phân thành tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán.

+ Tải trọng tiêu chuẩn: Là tải trọng lớn nhất, không gây trở ngại, làm hư hỏng và không làm ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường khi sử dụng cũng như khi sữa chữa công trình.

+ Tải trọng tính toán: Tải trọng đã xét đến khả năng có thể xảy ra sự khác nhau giữa tải trọng thực và tải trọng tiêu chuẩn về phía không có lợi cho sự làm việc bình thường của công trình. Tải trọng tính toán được xác định bằng cách nhân tải trọng tiêu chuẩn với hệ số vượt tải tương ứng: Ntt = Ntc.n

+ Với n là hệ số vượt tải, lấy như sau: Trọng lượng bản thân các loại vật liệu: n=1,1. Trọng lượng các lớp đất đắp, lớp cách âm cách nhiệt … n=1,2. Trọng lượng các thiết bị kỹ thuật (kể cả trọng lượng vật liệu chứa trong thiết bị khi nó hoạt động) lấy n=1,2. Trọng lượng thiết bị vận chuyển n=1,3.

Các tổ hợp tải trọng

Khi tính toán cần xét các tổ hợp tải trọng sau:

+ Tổ hợp tải trọng chính (tổ hợp cơ bản): Bao gồm các tải trọng thường xuyên, các tải trọng tạm thời dài hạn và một trong các tải trọng tạm thời ngắn hạn.

+ Tổ hợp tải trọng phụ (tổ hợp bổ sung): Bao gồm các tải trọng thường xuyên, các tải trọng tạm thời dài hạn và hai hoặc nhiều hơn hai tải trọng tạm thời ngắn hạn.

+ Tổ hợp tải trọng đặc biệt: Bao gồm các tải trọng thường xuyên, các tải trọng tạm thời dài hạn, một số tải trọng tạm thời ngắn hạn và tải trọng đặc biệt.

Việc tính toán nền móng theo biến dạng tiến hành với tổ hợp chính (tổ hợp cơ bản) của các tải trọng tiêu chuẩn.

Việc tính toán nền móng theo cường độ và ổn định tiến hành với tổ hợp chính, tổ hợp phụ hoặc tổ hợp đặc biệt của các tải trọng tính toán.

Các hệ số tính toán tải trọng thường dùng

Khi tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn, người ta thường dùng các hệ số sau đây:

+ Hệ số vượt tải n: Dùng để xét tới sự sai khác có thể xảy ra của tải trọng trong quá trình thi công và sử dụng công trình. Tùy loại công trình mà người ta quy định hệ số vượt tải là bao nhiêu. Tùy theo tính chất tác dụng của tải trọng tác động lên công trình mà n có thể lớn hơn hoặc bé hơn 1.

+ Hệ số đồng nhất K: Dùng để xét tới khả năng phân tán cường độ của đất tại các điểm khác nhau trong nền do tính chất phân tán về các chỉ tiêu cơ học gây ra. Vì đất có tính đồng nhất kém nên K thường bé hơn 1.

+ Hệ số điều kiện làm việc m: Dùng để xét tới điều kiện làm việc thực tế của nền đất. Tùy điều kiện cụ thể mà m có thể lớn hơn hoặc bé hơn 1. Hệ số điều kiện làm việc xác định theo các số liệu thực nghiệm.

Trên đây là những chia sẻ của mình về các loại tải trọng trong xây dựng móng nhà và các hệ số cũng như công thức tính toán tải trọng.



Các tin khác