BÁNH XE ĐẨY ỨNG DỤNG TRONG KỆ SẮT V LỖ

BÁNH XE ĐẨY ỨNG DỤNG TRONG KỆ SẮT V LỖ

Bánh xe đẩy có 2 loại cơ bản là bánh xe xoay và bánh xe cố định.

Bánh xe xoay chuyển động xoay được 360°, có tác dụng điều chỉnh hướng di chuyển của hệ thống xe đẩy.

Bánh xe cố định chỉ có thể đi thẳng về vị trí tiến lên hoặc lùi xuống. Cấu tạo bánh xe cố định rất đơn giản gồm tấm mặt đế nối 2 chân càng thẳng song song. Thiết kế này rất đơn giản và không có độ lệch tâm nên rất bền và chịu lực tốt hơn bánh xe xoay và độ bền sử dụng cũng lâu hơn.

Khi lắp đặt có 2 giải pháp để lựa chọn: một là lắp cố định 4 bánh xe cùng một loại hoặc có thể lắp đặt 2 cái xoay và 2 cái cố định tuy theo nhu cầu mục đích sử dụng.

Kiểm tra bánh xe hư hỏng để khắc phục thay thế:

Kiểm tra khung càng thép còn hoạt động tốt hay không. Thông thường loại khung thép của bánh xe xoay thì dễ bị hư hỏng, còn loại khung thép bánh xe cố định ít hư hỏng  Trường hợp khung càng thép có dấu hiệu bị rơ, rung lắc hoặc cong vênh thì tốt nhất nên thay thế bánh xe mới.

 

Bánh xe mới phải tương ứng với bánh xe cũ ở 3 điểm chính sau:

D – Đường kính bánh xe theo các chuẩn như: 25, 32, 38/ 40, 50, 63/65, 75/80, 100, 125/130, 150/160, 180, 200, 250, 300 (mm)

G – Khoảng cách vành: tính cả tấm ốp che. Chú ý: Khoảng cách vành mà lớn hơn độ rộng khung càng thép thì không thể lắp được bánh xe. Còn nếu nhỏ hơn độ rộng khung càng thép đôi chút ta có thể khắc phục bằng cách chèn thêm long đền.

d – Đường kính trục xỏ qua tâm bánh xe: Có thể đo đường kính của trục xỏ qua hoặc căn cứ vào mã vòng bi đóng trong bánh xe

W – Độ dày lốp: không quá quan trọng nếu bạn thay thế.



Các tin khác